Bệnh điều trị
Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm trước đây xảy ra là do quá trình lão hóa ở người già. Tuy nhiên ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm đang ngày càng gia tăng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời.

Cơ chế thoát vị đĩa đệm

Cột sống con người giữ vai trò như trụ cột để nâng đỡ cơ thể, giữa đốt sống là các đĩa đệm có tính đàn hồi. Nhờ hình dạng gần giống chữ S, cột sống giúp phân tán các lực tác động lên thân mình, giảm chấn động lên 2 chân trong tư thế đứng thẳng.

Đĩa đệm là cấu trúc nằm giữa hai đốt sống kề cận, hoạt động như một tấm đệm hấp thu xung động (lực ma sát khi di chuyển), từ đó bảo vệ cột sống. Đĩa đệm có dạng hình tròn và dẹt, gồm có: lớp vỏ bao xơ bên ngoài dày và chắc, phần nhân nhầy nằm ở trung tâm (như gel, thạch hoặc lòng trắng trứng).


Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài bị rách hoặc đứt, tạo nên những khe hở, nhân nhầy luôn tạo ra một áp lực lớn để chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành một khối gọi là khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là ở thắt lưng và cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.

– Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

– Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.

– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân chủ yếu:

– Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.

– Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông…làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

– Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

Các yếu tố thuận lợi khác để gây bệnh:

– Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ thoát vị đĩa đệm gấp 12 lần so với người bình thường.

– Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

– Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.

– Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài, chèn vào mô xung quanh có dây thần kinh đi qua. Trường hợp khác, khi thoát vị, nhân lồi phản ứng với hệ cung cấp máu xung quanh gây kích ứng các mô, tạo phản ứng viêm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội;
  • Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng;
  • Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
  • Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
  • Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.
  • Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.
  • Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.
  • Cử động của cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, suy nhược cơ bắp tay, khó khăn trong cầm nắm đồ vật.
  • Trong một số tường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.
 

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc – không phẫu thuật của Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn

Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống uy tín và hiệu quả. Với kinh nghiệm hơn 20 năm điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi tự hào chữa trị thành công các bệnh lý xương khớp cấp và mãn tính: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa v.v...

Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng cắt giảm cơn đau tạm thời. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, gây hại cho dạ dày, gan và thận. Tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn, bằng việc kết hợp phương pháp điều trị thần kinh cột sống và vật lý trị liệu sẽ giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra các cơn đau.

– Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ chuyên môn dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.

– Vật lý trị liệu phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy xung điện, máy chiếu Laser v.v... có nhiệm vụ kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương đến mức tối đa.



Bác sĩ Lê Văn hướng dẫn bài tập ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm

 

Đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn không ngừng nâng cao chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, chuyên viên, cập nhật công nghệ y học mới nhất trên thế giới về Việt Nam nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm thường gặp, để lại nhiều hệ lụy nếu chậm trễ hoặc điều trị sai phương pháp.

– Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.

– Tổn thương thần kinh cánh tay.

– Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.

– Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.

– Bại liệt, tàn phế.

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và bảo vệ cột sống khi còn trẻ

– Tập thể dục đều đặn, các bài tập: thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ…tăng cường sự dẻo dai cho khớp.

– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.

– Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.

– Không mang vác, nâng vật quá sức.

– Chế độ ăn uống khoa học bổ sung canxi, vitamin D Glucosamine và Chondroitin nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.

– Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Đĩa đệm khi bị sai cấu trúc rất khó trở lại trạng thái ban đầu nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài. Vì vậy, người bệnh cần biết lắng nghe cơ thể. Nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, khả năng phục hồi nhanh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Vẹo cột sống

Vẹo cột sống

Hiện nay, thực trạng trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, gây dị dạng thân hình, rối loạn tư thế.

Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Đó cũng là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và vị thành niên. Tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn bé trai.

Nguyên nhân vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau trong đó nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên chiếm đến 85% các ca mắc bệnh. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi 10-15.  Một số bệnh nhi bị cong vẹo cột sống từ lúc bẩm sinh, hoặc do mắc các bệnh về cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng, nhiều trường hợp do người lớn cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm. Đa số các bé trong độ tuổi đến trường có thể bị vẹo cột sống do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai.

Nhận biết triệu chứng vẹo cột sống

Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau:

  • Gai đốt sống không thẳng hàng;
  • Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao;
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường;
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau;
  • Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp rộng không giống nhau;
  • Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
 

Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

Cách chữa trị vẹo cột sống không phẫu thuật của Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn

Khi cha mẹ phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cột sống của trẻ thì nên đến tư vấn với bác sỹ để có thể can thiệp kịp thời nếu cần thiết. Điều trị tật vẹo cột sống rất phức tạp và phụ thuộc vào mức độ cong, sự phát triển của cột sống và khả năng phát triển của độ cong.

Phẫu thuật là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với mong muốn sớm cải thiện đường cong cột sống. Tuy nhiên, theo ý kiến của bác sĩ Lê Văn, phẫu thuật chỉ là giải pháp được chỉ định rất hạn chế khi mức độ vẹo cột sống của bệnh nhân quá nặng. Đặc biệt với các bệnh nhi nhỏ tuổi, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có thể gây shock thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương hệ thần kinh…

Trên thực tế, đã có rất nhiều bệnh nhân vẹo cột sống sau khi điều trị tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn có thể khôi phục được đường cong sinh lý của cột sống mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật.

Với sự kết hợp giữa phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu cùng hệ thống máy móc theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, bác sĩ Lê Văn đã thành công trong điều trị tật vẹo cột sống.

Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa trị xương khớp tiên tiến, hiệu quả, được nhiều bệnh viện Hoa Kỳ và các nước phát triển áp dụng. Bằng việc sử dụng tay để tạo ra một lực chính xác, các bác sĩ thần kinh cột sống sẽ tác động vào các cấu trúc xương khớp bị sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên, ban đầu

Sự hỗ trợ của các thiết bị tiên tiến như máy kéo giãn giảm áp, máy rung, máy xung điện, máy chiếu tia lazer v.v... giúp quá trình điều trị vẹo cột sống đạt hiệu quả tối ưu.

Sau khi điều trị thành công, bác sĩ Lê Văn sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập thể dục phù hợp nhằm khôi phục sự linh hoạt và chức năng của cột sống.
 

Đau thắt lưng

Đau thắt lưng

Cứ 10 người trên thế giới thì có 8 người đã từng phải chịu đựng bệnh đau thắt lưng vài lần trong đời. Triệu chứng đau thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột hoặc trở thành mãn tính. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều tổn thương cho hệ thống xương khớp và cột sống. Phương pháp tiếp cận điều trị bệnh đau thắt lưngPhòng Khám Bác Sĩ Lê Văn không nhắm vào việc dùng thuốc hay phẫu thuật. Thay vì vậy, bác sĩ Lê Văn tập trung vào việc kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu cũng như việc điều chỉnh cách sống và sinh hoạt nhằm mang đến hiệu quả chữa đau lưng tận gốc, ngăn ngừa tái đau.
 

Nguyên nhân gây bệnh đau thắt lưng

Triệu chứng đau thắt lưng ngày càng tiến triển nặng hơn theo thời gian khi người bệnh ngồi lâu, và/hoặc không tập thể dục đúng cách, khiến các đĩa đệm, khớp, cơ và những cấu trúc khác ở thắt lưng bị tổn hại, viêm và lệch.

Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đau thắt lưng. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên quá mực sẽ gây áp lực lên vùng cột sống khiến cấu trúc cột sống bị tổn thương.

Sử dụng thuốc không thể giải quyết được tận gốc các cơn đau. Người bệnh cần tiếp cận các phương pháp chữa đau lưng tận gốc.

Nhận biết triệu chứng đau thắt lưng

  • Triệu chứng đầu tiên của bệnh đau thắt lưng là những cơn đau xuất phát nơi thắt lưng và lan dọc theo cột sống hoặc lan xuống một hoặc cả 2 chân. Các hoạt động cúi, nghiêng, nâng vác đồ vật, ho hoặc hắt hơi đều có thể khiến các cơn đau tăng lên.
  • Lưng cứng sẽ khiến người bệnh khó khăn trong cử động, cần thời gian nghỉ ngơi mới đi lại được.
  • Khi các cơn đau đã trở thành mạn tính, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ cả ngày, buổi sáng bị cứng xương, cản trở hoạt động đi đứng thường ngày.

Cách chữa trị bệnh đau thắt lưng không dùng thuốc tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn

Liệu trình điều trị bệnh đau thắt lưng của Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn sử dụng những phương pháp và nghiên cứu mới nhất. Chúng tôi sở hữu tỷ lệ thành công rất cao trong việc chữa lành lâu dài các chứng bệnh đau lưng, ngay cả khi các phương thức điều trị khác đã thất bại, bao gồm cả phẫu thuật.

Trị liệu Thần kinh cột sống đã được biết đến là liệu trình điều trị các chứng đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất. Trong và sau nghiên cứu, phương pháp trị liệu Thần kinh cột sống đã được chứng minh có thể chữa lành nhanh hơn, kinh tế hơn và cho hiệu quả lâu dài hơn bất kỳ phương thức trị liệu nào khác, kể cả việc điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Trị liệu thần kinh cột sống giúp trả lại đúng chức năng và cấu trúc của thắt lưng, từ đó điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, chứ không đơn thuần chỉ là làm giảm hay cắt tạm thời cơn đau.

 

Tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp trị liệu Thần kinh cột sống với Vật lý trị liệu, các bài tập thể dục và tư vấn các vấn đề liên quan đến các tư thế (đi, đứng, ngồi, nằm) cũng như việc sử dụng những thiết bị an toàn và có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, bệnh nhân đau lưng sẽ được kết hợp chữa trị với máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy rung, tia laser… giúp phục hồi và phát triển phần cơ nuôi dưỡng cột sống, đẩy nhanh tiến độ hồi phục, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân.

Các bệnh nhân đau thắt lưng sau khi điều trị tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn thường hết đau thắt lưng trong thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn.

Cách phòng ngừa cơn đau thắt lưng hiệu quả

  • Phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi quá lâu hay thường xuyên cúi người.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao.
  • Kiểm soát cân nặng của mình để tránh bị thừa cân, tạo nên áp lực cho cột sống lưng.
  • Thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kì nhằm nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh.

Khi nhận thấy triệu chứng đau thắt lưng xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài, người bệnh nên đi khám sớm nhất để được kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất cho tình trạng bệnh. Đối với các trường hợp đau thắt lưng trầm trọng lan rộng đến chân kèm theo các triệu chứng tê chân, mất kiểm soát cơ thể thì người bệnh cần ngay lập tức đến khám vì đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để luyện tập các bài thể dục đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh cột sống rất hiệu quả.

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống

Diễn tiến âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề, thoái hóa cột sống là bệnh lý gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm và điều trị tích cực chính là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Cấu trúc cột sống con người

Cột sống kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, có vai trò như 1 trục hỗ trợ cân nặng cơ thể và bảo vệ các dây thần kinh cột sống. Cột sống gồm 3 đường cong tự nhiên hình chữ S, hỗ trợ phân tán trọng lực cơ thể, giảm áp lực cột sống.

Cột sống được tạo thành từ hàng loạt các đốt xương xếp chồng thành khối, ngăn cách bởi một lớp đệm gọi là đĩa đệm, giúp hấp thu các chấn động lên cột sống.

Cột sống chia thành 3 khu vực gồm 7 đốt sống cổ C1-C7, 12 đốt sống ngực T1 – T2, 5 đốt sống thắt lưng L1 – L5. Trong đó, cổ và thắt lưng là 2 bộ phận dễ bị thoái hóa nhất.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Nguyên nhân nguyên phát

Quá trình lão hóa của cơ thể là quy luật không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác càng tăng, cấu trúc cột sống bị hư hại trầm trọng: đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa, các mô sụn bị hao mòn…

Quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của mỗi người. Có người bị thoái hóa từ rất sớm khi mới 30 -35 tuổi, nhưng có người đến 50, 60 tuổi xương khớp vẫn chắc khỏe.

Nguyên nhân thứ phát

  • Chấn thương cột sống do té ngã, tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Thừa cân, béo phì gia tăng áp lực lớn lên cột sống khiến cột sống nhanh bị thoái hóa.
  • Làm việc văn phòng hoặc lao động nặng nhọc với tư thế sai khiến cột sống mất đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học thiếu Canxi, Magie, nhiều dầu mỡ,…
  • Tập luyện thể dục, thể thao quá sức khoặc không đúng phương pháp.

Triệu chứng thoái hóa cột sống

Tùy vị trí thoái hóa ở cổ hay thắt lưng mà triệu chứng sẽ khác nhau.

Thoái hóa cột sống cổ:

  • Đau nhức cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ: cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng đau có thể lan xuống 1 bên vai hoặc cánh tay.
  • Tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay; mất cảm giác đôi bàn tay.
  • Nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1-C2

Thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Đau thắt lưng âm ĩ kéo dài trong nhiều tuần;
  • Cơn đau tăng khi người bệnh ngồi trong thời gian dài, thực hiện các tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật;
  • Khi vào giai đoạn năng,các cơn đau có thể lan xuống chân, gây tê liệt, yếu chân, gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển.
 

Cách chữa trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn

Theo bác sĩ Lê Văn, nhiều bệnh nhân đã điều trị thoái hóa cột sống từ giai đoạn đầu nhưng vẫn không có tiến triển rõ rệt là do chưa tiếp cận đúng phương pháp chữa trị.

“Đau uống thuốc” là thói quen sai lầm của rất nhiều bệnh nhân Việt Nam. Trên thực tế, thuốc chỉ là giải pháp khóa cơn đau tạm thời, không thể phục hồi các cấu trúc cột sống đã bị thoái hóa. Khi ngừng dùng thuốc, các cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan thận, dẫn đếnviêm loét, chảy máu dạ dày.

Để chữa đau tận gốc, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán chính xác vị trí đốt sống thoái hóa, dây thần kinh bị chèn ép, từ đó điều trị với liệu trình tác động trực tiếp nguyên nhân gây đau.

Tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn, có hơn 95% bệnh nhân thoái hóa cột sống đã có thể chữa lành dứt điểm cơn đau mà không cần dùng thuốc. Phác đồ điều trị bao gồm trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương) kết hợp các liệu trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng, chế độ dinh dưỡng và các bài tập đặc biệt cho bệnh nhân tại nhà, bác sĩ Lê Văn đã giúp bệnh nhân phục hồi các hư tổn trong cấu trúc cột sống, sụn khớp, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp nắn chỉnh cấu trúc cột sống sai lệch, giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh cột sống, từ đó kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, chữa đau tận gốc mà không dùng thuốc. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn hiện đại được nhiều bệnh nhân ở Mỹ và các nước phát triển lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn cao.

Sự kết hợp các thiết bị vật lý trị liệu theo công nghệ hiện đại nhất: Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bác sĩ Lê Văn sẽ kết hợp cho bệnh nhân sử dụng máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu tia lazer, máy xung điện, máy rung…nhằm tăng cường quá trình phục hồi cấu trúc mô sụn tổn thương, đẩy nhanh tốc độ điều trị.

Bài tập vật lý trị liệu thiết kế riêng cho từng bệnh nhân: khi cơn đau đã thuyên cảm, bác sĩ Lê Văn sẽ thiết kế các bài tập riêng cho từng bệnh nhân, tác động vào các nhóm cơ chuyên biệt bị co cứng, phục hồi khả năng đi lại như bình thường.

Điều trị thoái hóa cột sống không thể một sớm một chiều mà cần có sự kiên trì. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dừng liệu trình khi thấy cơn đau đã có cải thiện. Tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị của bác sĩ là một yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân sớm phục hồi, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Các bệnh lý khác xuất phát do thoái hóa cột sống

Gai cột sống

Quá trình thoái hóa cột sống diễn ra sẽ khiến đĩa đệm bị xẹp lún, dây chằng bị chùng giãn, cơ thể sẽ tự tăng cường lượng canxi để làm dầy dây chằng theo cơ chế tự điều hòa, khiến canxi lắng đọng hình thành gai xương. 

Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể chạy từ lưng dưới qua mặt sau của 2 chân đến ngón chân. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa là do đĩa đệm thoát vị chèn ép.


Tình trạng đĩa đệm cột sống

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống nếu không điều trị sẽ để lại các biến chứng rất nguy hiểm, đe dọa khả năng đi lại của người bệnh.

Mất khả năng đi lại là biến chứng nghiêm trọng của thoái hóa cột sống

Biến chứng thoái hóa cột sống cổ

  • Rối loạn cảm giác, liệt một hoặc 2 tay.
  • Rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột khi dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép.
  • Rối loạn tiền đình gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, chán ăn.
  • Rối loạn dây thần kinh thực vật, dẫn đến đại tiểu tiện không kiểm soát.

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống.
  • Tê liệt, yếu 2 chi, mất dần khả năng vận động.

Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên không thể ngăn chặn nhưng có thể làm chậm bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao.

Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp vào bữa ăn hằng ngày như Canxi vitamin D, vitamin K ,vitamin C,…
  • Bổ sung Glucosamine từ các loại thức phẩm chức năng.
  • Uống nhiều nước lọc, tối thiểu 1,5 lít – 2 lít/ngày
  • Không dùng các chất kích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê.

Thói quen sinh hoạt & luyện tập

  • Hạn chế các công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều, chú ý điều chỉnh tư thế, giảm các áp lực dồn lên cột sống.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi nhiều, khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để cột sống, xương khớp được thư giãn.
  • Tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý
  • Cân bằng cuộc sống, hạn chế stress & căng thẳng.

Dưới đây là các bài tập ngăn ngừa thoái hóa cột sống do bác sĩ Lê Văn hướng dẫn:

Khi nhận thấy các cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh nên nhanh chóng đến các chi nhánh gần nhất của phòng khám Bác Sĩ Lê Văn để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Đau đầu gối

Đau đầu gối

Đau đầu gối phản ánh tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Cơn đau có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc là triệu chứng của bệnh lý về xương khớp. Mọi trường hợp đau khớp gối dù là tổn thương vì lý do gì cũng cần được thăm khám sớm. Nếu chậm trễ có thể dẫn đến hoại tử đầu gối, tàn phế hoặc khó điều trị.

Đau đầu gối là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm

Phòng khám Bác Sĩ Lê Văn đã điều trị thành công chứng đau đầu gối cấp và mãn tính, mang lại hiệu quả dài lâu. Bằng việc áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, kết hợp cùng vật lý trị liệu và nhiều máy móc hiện đại, Phòng khám Bác Sĩ Lê Văn đã chữa lành cơn đau tận gốc, khôi phục chức năng vận động cho rất nhiều bệnh nhân.

Cấu trúc khớp gối

Khớp gối có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể và là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất, do đó nó rất dễ bị tổn thương.


cấu trúc khớp gối


Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa: phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (mâm chày) và mặt sau của xương bánh chè (che chở mặt trước của khớp gối).

Bao bọc các đầu xương trên là một lớp sụn mỏng, mịn và có tính đàn hồi, ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp, giảm ma sát, giúp khớp xương hoạt động nhịp nhàng.

Các xương được kết nối với nhau bởi 4 dây chằng chính:

  • 2 dây chằng bên nằm ở 2 bên khớp gối, có nhiệm vụ kiểm soát các chuyển động ngang của đầu gối, cố định các khớp xương, giúp gối vững.
  • 2 dây chằng chéo nằm ở bên trong khớp gối, bắt chéo nhau theo hình chữ X, có chức năng kiểm soát vận động tới và lui của đầu gối. Đặc biệt, dây chằng chéo trước có tác dụng giữ xương chày không bị trượt ra phía trước và xoay trong, giúp khớp gối ổn định.

Lót giữa xương lồi cầu đùi và xương chày còn có sụn chêm, bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, có hình bán nguyệt, nên thường được gọi là sụn bán nguyệt. Chúng có chức năng giảm bớt áp lực dồn lên khớp gối, phân bố đều hoạt dịch bôi trơn và dinh dưỡng sụn khớp.

Nhận biết triệu chứng đau đầu gối

Những dấu hiệu sau cảnh báo đầu gối của bạn đang gặp vấn đề, mức độ tổn thương thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân chính xác:

  • Đau nhức khớp gối;
  • Sưng rõ, có thể quan sát bằng mắt;
  • Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm;
  • Cứng khớp;
  • Nghe tiếng lạo xạo trong khớp;
  • Khớp gối bị dị dạng, cong hoặc lõm;
  • Mất cảm giác ở đầu gối;
  • Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối;
  • Một số triệu chứng toàn thân có thể kèm theo: sốt, ớn lạnh.
 

Chữa đau đầu gối dứt điểm, không dùng thuốc tại Phòng khám Bác Sĩ Lê Văn

Có không ít cầu thủ bị chấn thương gối và nhiều bệnh nhân mắc chứng đau khớp gối đã điều trị thành công tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn.

Để xác định tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên môn tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết: chụp X-quang, chụp CT, siêu âm, chụp MRI đầu gối bên đau.

Liệu trình chữa đau đầu gối cấp và mãn tính tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn gồm các phương pháp:

  • Trị liệu thần kinh cột sống đối với cột sống, xương chậu, đầu gối và bàn chân, điều chỉnh sự mất cân bằng khi di chuyển. Phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới với hiệu quả điều trị lâu dài, chữa lành cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
  • Chiếu tia lazer nhằm kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào.
  • Máy rung tác động những điểm đau và các mô cơ xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi mô và tế bào, giảm đau, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.
  • Chỉnh sửa bàn chân giúp cân bằng hệ sinh cơ học của cơ thể, cải thiện tình hình khớp gối.
  • Bổ sung các chất khoáng vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng.
  • Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt, hỗ trợ điều trị giảm đau, tăng tuần hoàn, phục hồi chức năng của khớp gối nhanh chóng.


Phương pháp cấy chỉ đã được áp dụng thành công tại phòng khám BS Lê Văn

Các nguyên nhân gây đau đầu gối phổ biến

1. Chấn thương

Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng. Cơn đau có thể xuất phát từ:

Bong gân: là tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, nhưng không làm đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.

Tổn thương dây chằng: là một chấn thương thường gặp trong các hoạt động mạnh. Dây chằng chéo trước rất dễ bị giãn hoặc đứt do té chống chân xoay người. Tổn thương dẫn đến cơn đau đầu gối, sưng nề, hạn chế vận động gối. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng mất dần nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.

Tổn thương sụn chêm: Khi mang vác vật nặng hoặc xoay gối đột ngột, sụn chêm sẽ bị rách, gây đau và sưng nề đầu gối. Một số trường hợp, mảnh sụn rách có thể lọt vào giữa khe khớp, gọi là hiện tượng kẹt khớp, bắt buộc phải phẫu thuật nội soi cấp cứu để cắt sụn chêm.

Gãy xương: Trong khớp gối, xương bánh chè dễ bị gãy nhất nếu có tác động mạnh diễn ra đột ngột. Khi ấn nhẹ vào ổ xương bị gãy sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.

Trật khớp: Đây là hiện tượng đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy. Người thường xuyên chơi thể thao thường bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.

Viêm bao hoạt dịch gối: Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Các chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, gây ra các cơn đau, làm khớp gối bị cứng.

2 Bệnh lý về xương khớp

Thoái hóa khớp gối: Xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc một số yếu tố nguy cơ như tai nạn, béo phì, vận động gắng sức, không thường xuyên luyện tập thể dục, ăn uống thiếu chất, thói quen hay ngồi xổm…Người bệnh có cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, nghe tiếng lụp cụp khi gấp duỗi, đau tăng khi vận động.

Viêm khớp gối: Khi bị viêm khớp, xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Các khớp xương ma sát nhiều, làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây đau và vận động khó khăn. Cơn đau đầu gối thường xuất hiện vào sáng sớm, kèm theo hiện tượng cứng khớp kéo dài tối đa 30 phút.

Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý tự miễn gây tổn thương nghiêm trọng màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây đau khớp, cứng khớp, lâu dần dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp.

Bệnh gout: Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác. Gout không chỉ biểu hiện rõ ở ngón chân cái, mà còn có thể tác động lên khớp gối.

Bàn chân bẹt: Lòng bàn chân phẳng có thể gây căng thẳng cho các dây chằng bên của đầu gối, khiến khớp gối dễ bị lệch, tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Nhiều bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, không chủ động phát hiện nguyên nhân chính xác, lâu ngày gây suy giảm chức năng vận động, thậm chí còn bị tàn phế suốt đời.

Ngoài ra, bác sĩ Lê Văn còn khuyên chúng ta ngay từ khi còn trẻ nên có ý thức bảo vệ xương khớp, ngăn ngừa các yếu tố gây đau khớp gối bằng cách:

  • Bổ sung Canxi, Kali, Magie, Vitamin nhóm B, C, E…
  • Luôn có ý thức tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, trước khi tập cần khởi động kỹ.
  • Nên đứng thẳng, tránh ngồi lâu hoặc nằm lâu, làm giảm áp lực đè ép lên sụn khớp.
  • Không nên vận động quá sức, ngưng ngay nếu cảm thấy đau ở đầu gối.
  • Mang giày phù hợp với kích cỡ bàn chân và cấu trúc cơ thể.
  • Tránh tăng cân quá mạnh, mất kiểm soát.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường độ dẻo dai cho khớp.

Khớp gối rất dễ bị tổn thương nếu vận động sai cách. Vì vậy, khi cơn đau đầu gối kéo dài hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường tại cơ quan này, người bệnh cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và chữa trị sớm.

Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn cam kết chất lượng điều trị các bệnh lý cột sống, máy móc và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn hiện đại nhất của Hoa Kỳ, mang đến cho người bệnh dịch vụ tối ưu.

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh phổ biến nhất được điều trị hiệu quả tại Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa). Nếu không điều trị đau dây thần kinh tọa tận gốc, người bệnh có thể bị suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động.



Đau dây thần kinh tọa khiến người bệnh khó khăn trong hoạt động

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa là do chèn ép dây thần kinh, gây ra bởi thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hoặc viêm khớp. Những rối loạn thường gây đau dây thần kinh tọa gồm trật đốt sống thắt lưng, do mang thai, do khối u. Cũng có những bệnh hoặc lý do không liên quan tới cột sống như tiểu đường, táo bón, ngồi trên ví để trong túi sau cũng gây đau dây thần kinh tọa.



Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau dây thần kinh tọa

Một nguyên nhân khá phổ biến nữa là hội chứng đau cơ piriformis, còn gọi là đau cơ hình lê hay cơ tháp chậu hông, là một cơ trong cơ mông. Cơ này nằm ở phần dưới cột sống, nối với xương đùi và hỗ trợ cho khớp háng vận động. Dây thần kinh tọa chạy dưới cơ hình lê vốn dễ bị tổn thương bởi các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng, hoặc do mất cân bằng độ dài hai chân; và vì vậy dẫn tới co thắt vùng cơ này.

Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

  • Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
  • Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.
 

Cách điều trị đau dây thần kinh tọa không dùng thuốc của Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn 

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình điều trị thích hợp.

Phòng khám Bác Sĩ Lê Văn đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân đau thần kinh tọa, giúp họ lấy lại niềm vui cuộc sống. Liệu trình chữa trị đau thần kinh tọa của Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn bao gồm trị liệu thần kinh cột sống kết hợp các bài tập vật lý trị liệu và các thiết bị máy móc tối tân nhằm tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa lành các cơn đau một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
 


 

Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến trình điều trị, bác sĩ Lê Văn sẽ sử dụng kết hợp các công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy rung, tia cold laser… Chỉ trong thời gian ngắn điều trị, bệnh nhân có thể nhận thấy sự thay đổi sức khỏe tích cực.

Với tỷ lệ thành công đến 95%, Phòng Khám Bác Sĩ Lê Văn tự hào mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh tốt nhất, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sinh lực, không còn lo sợ các cơn đau thần kinh tọa.

Ngoài ra bác sĩ Lê Văn còn thường xuyên cung cấp các bài tập vật lý trị liệu trên kênh youtube, quý bệnh nhận có thể yên tâm tập luyện tại nhà.

 

THÔNG TIN PHÒNG KHÁM

Thời gian làm việc: 8h - 17h, từ thứ 2 đến thứ 6, Thứ 7 hoạt động theo lịch hẹn, Chủ nhật nghỉ

Gọi đặt lịch và Tư vấn miễn phí:

0901 004 140 (Ms Trinh)

Quý khách đặt lịch hẹn trước sẽ không mất thời gian chờ đợi. Ngoài ra bác sĩ Lê Văn mỗi tuần đều có làm video hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu và chế độ ăn uống dinh dưỡng.

Mời quý vị truy cập kênh Youtube: Dr Le Van Channel

Xin cảm ơn quý khách đã truy cập website!


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây